Trong những năm gần đây, sầu riêng Đắk Lắk có nhiều tiềm năng để phát triển. Minh chứng cụ thể chính là sự kiện xuất khẩu chính ngạch lô sầu riêng đầu tiên sang thị trường Trung Quốc được tổ chức tại Đắk Lắk vào tháng 9/2022. Đây là cột mốc quan trọng mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành xuất khẩu sầu riêng Việt nam theo hướng an toàn, hiệu quả, chất lượng và liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến thị trường tiêu thụ.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là thị trường nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai đối với Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.
Xem thêm: Tự hào lô sầu riêng đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Sức mua Sầu riêng từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh sau sự kiện xuất khẩu chính ngạch đã thúc đẩy giá sầu riêng tăng cao chưa từng có. Sầu riêng thu mua tại vườn hiện tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái và đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.
Đắk Lắk có nhiều thuận lợi phát triển nông sản: là tỉnh có diện tích tự nhiên đứng thứ 4 cả nước, trong đó có gần 5.400 km2 diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Cây sầu riêng là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Việt Nam
Tính đến nay, diện tích sầu riêng tỉnh Đắk Lắk khoảng trên 15.000 hecta, là tỉnh thành có diện tích sầu riêng lớn thứ 2 cả nước sau tỉnh Tiền Giang. Năm 2021 sản lượng sầu riêng toàn tỉnh đạt 137.000 tấn. Vừa qua, sản lượng thu hoạch sầu riêng năm 2022 đạt 170.000 tấn, dự kiến đến năm 2025 sản lượng thu hoạch đạt 300.000 tấn. Trong đó, huyện Krông Pắk được coi là là Thủ phủ sầu riêng của tỉnh với gần 4.000 ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 2.600 ha; sản lượng ước tính 40.000 – 50.000 tấn/năm.
Đắk Lắk có vị trí địa lý nằm trung tâm khu vực Tây Nguyên, cơ sở hạ tầng hoàn thiện nên thuận lợi cho việc giao thương kinh tế và văn hoá với các vùng lân cận và trung tâm kinh tết lớn nhất cả nước là Tp. Hồ Chí Minh.
Đường bộ cớ Quốc Lộ 14 (đi Tp. Hồ Chí Minh 350 km, đi Pleiku 190 km), Quốc lộ 26 (đi Nha Trang 180 km) Quốc lộ 27 (đi Đà Lạt 200km), Quốc lộ 29 (đi Phú Yên 185km). Đường hàng không có Sân bay Buôn Ma Thuột với các chặng bay đến nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Tp. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh.
Một trong những tài nguyên mang lại nhiều giá trị khác biệt cho Đắk Lắk chính là tài nguyên đất. Đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan) là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6% diện tích đất đỏ bazan toàn Tây Nguyên.
Xem thêm: Chánh Thu Group – đơn vị tiên phong xuất khẩu sầu riêng của Khu vực Đông Nam Bộ
Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 % đến 65%, có khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao… rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, sầu riêng… và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Tỉnh đang chú trọng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cáo giá trị sản phẩm, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tránh những rủi ro không đáng có, cũng như phát huy hiệu quả tối đa trong sản xuất nông nghiệp nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại để trở thành vùng nguyên liệu sầu riêng chủ lực chính của cả nước.
Được thiên nhiên ưu ái về điều kiện tự nhiên phù hợp cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển rất tốt, đã gắn bó với vùng đất Đắk Lắk đã hơn 20 năm qua. Với đất đỏ bazan có sự thoát nước tốt nên thích hợp với trồng sầu riêng. Ngoài ra cây sầu riêng có tuổi đời lớn nhưng vẫn cho số lượng quả lớn và trái rất đẹp. Chính vì vậy, sầu riêng là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần nâng cao đời sống của nông dân.
Sầu Riêng: là loại cây trồng có mặt lâu năm ở Đắk Lắk song mới phát triển mạnh trong những năm gần đây. Người dân ở đây chú trọng phát triển các giống mới như DoNa, Ri6 có chất lượng thơm ngon đặc trưng được thị trường trong nước và quốc tế ưa chuộng.
Với những lợi thế trên, Sầu riêng Đắk Lắk có hương vị rất đặc trưng, được thương lái và thực khách đánh giá cao. Địa phương cũng đã triển khai có hiệu quả các phương thức sản xuất để xây dựng nên thương hiệu.
Sầu riêng là cây ăn trái được xuất khẩu mang lại giá trị cao cho nông dân và hiện nay chúng ta đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Vì vậy, định hướng của tỉnh là không phát triển rộng về diện tích, mà tăng cường nâng cao hiệu quả canh tác, nâng chất lượng để thu hút thêm nhiều thị trường.